Cập nhật vào 18/03
Hiện tượng sốt là triệu chứng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể vượt quá mức cho phép (36 – 37,3 độ C). Đây là một biểu hiện rất phổ biến, thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Và hầu hết ai cũng có thể bị sốt và người cao tuổi cũng không ngoại lệ. Ngoài nguyên nhân ảnh hưởng từ yếu tố thời tiết thì sốt còn là dấu hiệu ban đầu của tình trạng chấn thương hay bị nhiễm trùng trong cơ thể. Sau đây là những nguyên nhân gây sốt ở người cao tuổi và cách xử trí.
Đối với người già, triệu chứng sốt thường khó phát hiện. Vậy nguyên nhân gây sốt ở người cao tuổi là do đâu? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
1. Nguyên nhân gây sốt ở người cao tuổi
Biểu hiện sốt ở người cao tuổi thường không rõ rệt và thường có thể sốt diễn biến trong một thời gian dài. Ở độ tuổi khi sức đề kháng giảm, cộng thêm cơ chế điều hòa thân nhiệt kém nên không thể xác định, kiểm soát được thân nhiệt so với quy định.
Đối với người bình thường, có thể dễ dàng đo nhiệt độ sốt cao tới 39 độ C nhưng đối với người cao tuổi hiếm khi sốt cao 39 độ. Do đó, người bệnh thường chủ quan và tình trạng sốt đang diễn biến xấu ngầm trong cơ thể. Sốt là triệu chứng ban đầu của một số bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi. Có thể kể đến các bệnh lý như: Lao phổi tiềm ẩn, viêm nội mạc cơ tim, viêm gan mật, …
Nguyên nhân gây sốt ở người cao tuổi
Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở người cao tuổi
Ngoài những nguyên nhân gây sốt thông thường thì nguyên nhân nguy hiểm nhất gây sốt đó là do do các bệnh nhiễm khuẩn, virut hoặc ký sinh trùng. Bệnh nhiễm khuẩn hay gặp như các triệu chứng viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm thanh quản, viêm mũi hoặc viêm xoang). Trường hợp nặng có thể kể đến là viêm phổi, bệnh lao ( lao phổi, lao cột sống. Triệu chứng sốt còn gây ra bởi do bệnh viêm ruột cấp (tả, lỵ, thương hàn..); viêm túi mật, viêm bàng quan, viêm gan hoặc sốt rét. Ngoài ra, một số sốt không rõ nguyên nhân ở người già còn được xác định nguyên nhân do sốt virut gây ra.
2. Cách xử trí sốt ở người cao tuổi
Hạ sốt kịp thời
Khi người cao tuổi bị sốt thường có biểu hiện bị ớn lạnh, hơi thở nóng, …Do đó, nên theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể bằng cặp nhiệt kế. Trường hợp, người cao tuổi bị sốt thì cách xử trí cần hạ sốt kịp thời. Đồng thời, trong khi hạ sốt cần chú ý tới các căn bệnh mãn tính đang tồn tại trong cơ thể người bệnh như: cao huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim, tiểu đường, trầm cảm, … nên chú ý giảm sốt ngay không để lâu tránh những trường hợp tai biến đáng tiếc xảy ra.
Người bệnh bị tim mạch khi bị sốt đột ngột thường có biểu hiện: tim đập mạnh và nhanh hơn, có thể rối loạn nhịp tim và những biến chứng tim mạch thường dễ xảy ra .
Lau mát để hạ nhiệt
Điều trị hạ sốt cho người cao tuổi bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Lau mát là biện pháp hiệu quả, nhanh chóng, dễ làm và dễ thực hiện nhất khi hạ sốt. Song song với cách lau mát, người bệnh không được mặc nhiều quần áo, đắp chăn sẽ càng làm tình trạng sốt trở lên tồi tệ hơn.
Bằng cách dùng khăn ẩm đắp lên những vùng như trán, hố nách…Những vị trí này là nơi có nhiều mạch máu đi qua nên người bệnh được hạ sốt nhanh chóng. Trong quá trình hạ sốt, thỉnh thoảng lau khô vùng lưng cho người bệnh để tránh hiện tượng cảm ngược. Khoảng 10-15 phút nên cặp nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ cơ thể.
Xem thêm:
Lưu ý khi hạ sốt bằng thuốc
Cách dùng khăn ẩm để hạ nhiệt chỉ là giải pháp tạm thời. Trường hợp, người cao tuổi liên tục sốt thì cần đưa đến gặp bác sĩ để thăm khám. Cùng với việc điều trị bằng thuốc hạ sốt, người cao tuổi cần có một chế độ ăn uống hợp lý. Nên tránh những thức ăn cay nóng, khó tiêu. Đồng thời, uống nhiều nước hay bổ sung nước ép trái cây như: nước cam, nước chanh…là cách điều trị tốt nhất cho việc hạ sốt ở người cao tuổi. Sau khi uống thuốc hạ sốt, người bệnh thường đổ nhiều mồ hôi nên cần chú ý có thể dùng khăn ấm để lau khô và giữ phòng luôn kín gió.
Trên đây là những nguyên nhân và cách xử trí khi người cao tuổi bị sốt. Hy vọng bài viết đã mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích.
Được tổng hợp bởi tinhyeutuoigia.net