Cập nhật vào 18/03
Người già khi ở độ tuổi giảm sức khỏe, quá trình lão hóa nhanh và dễ bị bệnh tật. Trong đó, bệnh phù chân là một trong những bệnh thường phát sinh phổ biến thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh gây ra nhiều hệ quả không mong muốn ở trong giai đoạn phát bệnh. Vậy nguyên nhân và cách chữa căn bệnh này là gì? Hãy cùng tìm hiểu: Nguyên nhân và cách chữa bệnh phù chân ở người già.
Nào hãy cùng tham khảo nguyên nhân và cách chữa bệnh phù chân ở người già sau đây:
1. Nguyên nhân bị phù chân ở người già
Nguyên nhân gây ra hiện tượng phù chân là do chất lỏng bị ứ đọng trong phần mềm của vùng chân. Người bệnh thường không khó để phát hiện ra bệnh bởi cử động chân gặp đau đớn, khó khăn khi di chuyển đi lại. Trường hợp nặng, bệnh phù chân còn báo hiệu các bệnh lý nguy hiểm như: suy thận, tim mạch, tổn thương mạch máu…
Phù chân là triệu chứng xảy ra khi mao mạch bị rò rỉ. Từ đó xâm lấn tới các mô
xunh quanh và gây ra hiện tượng dư thừa nước ở các bộ phận trong cơ thể. Đồng thời, thận có chức năng giữ lại nước để bù đắp cho lượng nước vừa mất đi. Theo đó, sự rò rỉ của mao mạch càng diễn ra nhiều hơn làm gia tăng sự tích nước và càng làm hiện tượng phù nề ở chân thêm trầm trọng hơn.
Tổng hợp các nguyên nhân của bệnh phù chân chủ yếu, bao gồm:
- Do ảnh hưởng của các căn bệnh như: xơ gan, suy tim, suy thận thận,…đặc biệt là thoái hóa van tĩnh mạch gây ra hiện tượng mao mạch rò rỉ và tình trạng phù nề ở chân.
- Chế độ ăn có quá nhiều muối và đường, thiếu vitamin B1.
- Bị nhiễm trùng hay lười vận động và có hệ xương bị tổn thương.
2. Cách chữa bệnh phù chân ở người già
Nếu nguyên nhân gây ra bệnh phù chân là do ảnh hưởng của các bệnh lý gây ra thì cách tốt nhất là chữa khỏi bệnh. Việc chữa khỏi các bệnh lý sẽ có tác động tới bệnh phù chân nhanh khỏi và không còn triệu chứng phù chân xảy ra. Trong trường hợp phù chân do bệnh thoái hóa van tĩnh mạch gây ra thì cách điều trị tốt nhất cho người bệnh là nằm ở tư thế kê cao chân. Thực hiện hành động này khi đi ngủ giúp máu lưu thông tốt, giảm thiểu tình trạng phù nề ở phần chân.
Nên có một chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý khi bị phù chân. Bạn cần loại bỏ chế độ ăn nhiều muối và đường thay vào đó nên duy trì ở mức tối thiểu đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi đó, hiện tượng phù chân sẽ giảm thiểu đi đáng kể. Để có một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là cơ quan thận thì bạn nên uống ít nhất từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, nên bổ sung thêm rau quả vào trong bữa ăn và hạn chế các thức ăn nhiều tinh bột và không nên ăn quá nhiều thịt.
Uống từ 1 – 2 lít nước mỗi ngày để điều trị bệnh phù chân
Các bài tập thể dục vận động giúp lưu thông máu, cải thiện đáng kể tình trạng phù nề ở chân. Đây là cách điều trị, phòng ngừa bệnh phù chân hiệu quả. Hàng ngày, bạn nên dành thời gian tập luyện chân từ 3-4 lần rất tốt cho việc điều trị. Thêm vào đó, giảm thiểu tình trạng ngồi lâu và tăng cường các hoạt động đi lại, đứng dậy để giảm bớt áp lực đè lên đôi chân. Xoa bót nhẹ nhàng nơi bị phù nề cũng là biện pháp hiệu quả thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm thiểu tình trạng phù nề.
Tránh tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bệnh phù chân khó kiểm soát do sự giãn nở hoặc co thắt đột ngột của da khi gặp nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng xấu tới người bị phù chân. Vì vậy, người bệnh cần giữ cơ thể vừa đủ ấm, không nên tắm nước nóng hoặc nước quá lạnh.
Xem thêm:
Trên đây là các thông tin nguyên nhân và cách điều trị bệnh phù chân ở người già. Hy vọng, bài viết đã chia sẻ nhiều kiến thức giúp bạn và gia đình phòng ngừa và giảm thiểu căn bệnh phù chân này.
Được tổng hợp bởi tinhyeutuoigia.net