Cập nhật vào 20/12
Hoa Phù Dung hay còn gọi là cây sương lãng có vẻ đẹp lãng mạn, mong manh. Nếu bạn đang thắc mắc có nên trồng loài cây này trước nhà hay không thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Những đặc tính của cây hoa Phù Dung
- Cây Hoa Phù Dung hay được gọi bằng nhiều tên gọi khác như mộc liên, sương giáng hoa, túy tửu phù dung, đại diệp phù dung ….
- Tên khoa học: Hibiscus mutabilis L.
- Cây phù dung thuộc loại thân gỗ lâu năm, thường mọc thành từng bụi, mang lông ngắn, hình sao. Lá phù dung có 5 cánh, cuống lá có hình trái tim, mép lá có răng cưa, đường kính lá có thể lên tới 15cm. Lá có màu xanh đậm, mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên.
- Hoa phù dung khi nở có kích thước lớn, có 2 loại: Hoa đơn cây cho 5 cánh hoa, hoa kép thì có rất nhiều cánh. Mỗi khi nở hoa xòe to như chiếc bát ăn cơm, chất cánh xốp giống như hoa giấy. Hoa thay đổi màu sắc từ sáng đến tối, sáng hoa nở màu trắng, trưa màu hồng và buổi tối có màu đỏ sẫm, rồi tàn.
- Sau khi hoa tàn, cây cho quả, quả phù dung có hình cầu, lông màu vàng nhạt. Hạt có hình trứng.
2. Có nên trồng cây hoa Phù Dung trước nhà không
Hoa Phù Dung dễ trồng, ít tốn công chăm sóc lại ít khi bị sâu bệnh, bạn hoàn toàn có thể trồng cây Hoa Phù Dung trước nhà để tân trang và tạo điểm nhấn cho không gian sống của gia đình mình bởi ngoài tác dụng về mặt thẩm mỹ, Phù Dung còn nhiều tác dụng khác như:
Ý nghĩa về mặt phong thủy
Hoa phù dung nở rộ trong sương giá, rực rỡ kiều diễm, bộc lộ sức sống mãnh liệt. Ngoài ra, trong tiếng Hán, chữ “dung” trong hoa phù dung đồng âm với chữ “vinh” nên hoa phù dung tượng trưng cho vinh hoa thịnh vượng. Bạn chọn Hoa Phù Dung để trồng trước nhà sẽ kéo tài lộc, hút vận may cho bạn và gia đình.
Thanh lọc không khí
Cây có lá to, mọc thành từng cụm vì thế cây dùng để làm cây bóng mát, chống bụi mùa hè, ngăn cản từ trường từ các thiết bị điện tử trong nhà.
Làm thuốc
Hoa Phù Dung được sử dụng để chữa một số bệnh da liễu như: chữa mụn nhọt, chữa mụn nhọt,… Ngoài ra còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa chín mé cho trẻ.

3. Cây hoa Phù Dung hợp với người tuổi gì?
Hoa Phù Dung có vẻ ngoài mong manh, kiêu sa. Khác với những loại hoa khác, Phù Dung thay đổi màu hoa vào từng khoảng thời gian trong ngày. Lúc sáng sớm là nụ hoa căng tròn, những cánh hoa e ấp lung linh trên mình những giọt sương long lanh đón nhận những tia nắng sớm, sắc của nó có màu trắng tinh. Sắc hoa bắt đầu chuyển sang màu hồng nhạt khi về trưa, mặt trời đứng bóng có màu hồng đậm rồi bắt đầu héo úa…
Với các gam màu thiên về gam nóng, Hoa Phù Dung thích hợp với những người mệnh Hỏa. Gia chủ mệnh Hỏa nên bố trí trồng cây Hoa Phù Dung để vận khí tốt hơn, nắm giữ tài lộc và may mắn cho bản thân và gia đình.
Những người mệnh Hỏa sinh năm:
- Sinh năm 1948 Tuổi Mậu Tý
- Sinh năm 1949 Tuổi Kỷ Sửu
- Sinh năm 1956 Tuổi Bính Thân
- Sinh năm 1964 Tuổi Giáp Thìn
- Sinh năm 1965 Tuổi Ất Tỵ
- Sinh năm 1978 Tuổi Mậu Ngọ
- Sinh năm 1979 Tuổi Kỷ Mùi
- Sinh năm 1986 Tuổi Bính Dần
- Sinh năm 1987 Tuổi Đinh Mão
- Sinh năm 1994 Tuổi Giáp Tuất
- Sinh năm 1995 Tuổi Ất Hợi
Ngoài ra theo quan hệ tương sinh, Mộc sinh Hỏa nên người mệnh này nên ưu tiên lựa chọn các đồ nội thất làm từ chất liệu gỗ để bố trí trong không gian ngôi nhà. Các nội thất gỗ công nghiệp được ưa chuộng hơn cả bởi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc đa dạng mà giá thành lại cực kỳ phải chăng. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn bảng báo giá nội thất gỗ công nghiệp tại đây!
Theo quy luật tương sinh, người mệnh Hỏa có mối quan hệ tương sinh với người mệnh Thổ. Gia chủ mệnh Thổ cũng có thể sử dụng Hoa Phù Dung để bày trí trong không gian sống hoặc nơi làm việc của mình để tăng thêm vượng khí, tiền tài và tránh được thị phi.
Những người mệnh Thổ sinh năm:
- Sinh năm Mậu Dần: 1938, 1998
- Sinh năm Kỷ Mão: 1939, 1999
- Sinh năm Bính Tuất: 1946
- Sinh năm Đinh Hợi: 1947
- Sinh năm Tân Sửu: 1961
- Sinh năm Mậu Thân: 1968
- Sinh năm Kỷ Dậu: 1969
- Sinh năm Bính Thìn: 1976
- Sinh năm Đinh Tỵ: 1977
- Sinh năm Canh Ngọ: 1990
- Sinh năm Tân Mùi: 1991
4. Hướng dẫn cách trồng Hoa Phù Dung tại nhà đơn giản
Phù dung là một loài cây ưa sáng, chịu ẩm, chịu bóng, không chịu rét, trồng nơi đất pha cát, thoát nước. Nói chung trồng vào mùa mưa có thể thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng.
Có thể sử dụng phương pháp tách gốc, phương pháp giâm và phương pháp chôn cành để trồng cây:
Tách gốc: Vào cuối tháng 2, tiến hành nhổ gốc cây lên, dùng dao sắc tách phần gốc ra, mỗi gốc có khoảng 4 – 5 mầm, trồng trong đất ẩm, trồng xong tưới nước. Khoảng 1 tuần sau thì cây có thể sinh trưởng, những cây sinh trưởng tốt có thể ra hoa ngay trong năm.
Giâm cành: Vào mùa đông khi cây Phù dung rụng hết lá, tiến hành chặt toàn bộ cành phía trên, đoạn cách mặt đất 10 – 15cm, sau đó đem cắt thành đoạn giâm dài 10 – 15cm, cứ 50 cành bó thành 1 bó, sau đó chôn xuống đất nơi có ánh nắng và thoáng gió. Độ sâu của rãnh khoảng 40cm, rộng 50cm. Để bó cành giâm đặt vuông góc xuống rãnh trồng, sau đó dùng cát ẩm sạch phủ lên trên dày 10cm, cần chú ý giữ cho cát luôn ẩm. Đến mùa xuân năm sau, phần gốc sẽ lành, khi ấy có thể bỏ bó ra đem từng cành cắm lên luống giâm, cây sẽ dễ mọc.
Chôn cành: Tháng 6 – 7, lấy những cành Phù dung dài bên ngoài vít chôn xuống dưới đất. Do cành rất dễ mọc rễ lên không cần cắt tách cành. 1 tháng sau là cành mọc rễ, 2 tháng sau có thể cắt ra khỏi cây mẹ. Nhổ cả cây lẫn rễ, đem chôn vào trong nhà kính hoặc trong hầm để qua đông. Đến mùa xuân năm sau thì đem cây ra trồng trên mặt đất.
Cây phù dung trồng chậu sau khi ra hoa phải tỉa cành. Đất chậu giữ hơi ẩm. Cây phù dung trồng ngoài vườn, trước mùa đông nên cắt hết cành. Mùa xuân năm sau đắp thêm đất, cắt cành già sẽ mọc cành mới.
Cách chăm sóc:
Bón phân: Mỗi năm bón phân 1 lần, phân hữu cơ hay hóa học đều được. Khi bón cần đào rãnh xung quanh gốc, sau đó rắc phân lên và tưới nước, cuối cùng lại lấy đất đậy kín rãnh vào. Trong điều kiện bình thường, chỉ cần nước mưa là đủ cung cấp nước cho cây.
Tưới nước: Vào mùa hoa cần tưới đủ nước, nếu không cây sẽ bị tàn sớm. Đối với ở vùng khí hậu tương đối lạnh, vào mùa đông cần cắt bỏ toàn bộ cành, sau đó đặt đất lên đế chống chết rét. Đến tháng 4 năm sau thì bỏ đất đắp ra, cây sẽ tiếp tục ra cành mới, cho nhiều hoa.
Tỉa cành: Đối với Phù dung trồng trong chậu, vào cuối tháng 10 cần chuyển cây vào trong nhà, nếu như muốn trồng tiếp thì có thể giữ lại toàn bộ cành lá, nếu muốn để sang năm trồng thì cắt bỏ toàn bộ cành, để lúc trồng lại cây sẽ mọc cành mới.
Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi có nên trồng hoa Phù Dung trước nhà hay không. Đối với các gia chủ mệnh Hỏa, Thổ hãy cân nhắc trồng cây này để mang đến nhiều may mắn và thịnh vượng nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm: Có nên trồng cây xương rồng trong nhà không.