Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cách uống nấm linh chi hiệu quả, có nên uống linh chi đỏ không?

0

Cập nhật vào 22/04

Nấm linh chi đỏ thuộc dòng nấm linh chi quý nhất, chứa hàm lượng dược chất cao. Muốn biết cách uống nấm linh chi đỏ hiệu quả, tận dụng được tối đa dược chất, bạn nên tham khảo bài viết sau.

Nấm linh chi đỏ là gì?

Nấm linh chi hay còn gọi với các tên gọi khác là Tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung. Tên khoa học của loại nấm này là Ganoderma lucidum. Theo Thần Nông Bản Thảo, có 6 loại nấm linh chi, mỗi loại có những cách nhận biết và tác dụng khác nhau.

  • Nấm linh chi xanh: hay còn còn là Thanh Chi hay Long chi có màu xanh, nấm không chứa độc tố, tính bình, có vị chua. Thanh chi dùng trong các trường hợp mắt mờ, có tác dụng làm sáng mắt, bổ gan, thanh nhiệt giải độc gan, giúp ổn định hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ…
  • Nấm linh chi vàng: Còn được gọi là Hoàng chi hay Kim chi, màu vàng vị ngọt.
  • Nấm linh chi trắng: Còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi, màu trắng vị cay, tính bình, không độc, ích phổi, thông mũi, cường ý chí, an thần, chữa ho nghịch hơi.
  • Nấm linh chi đen: Linh chi đen còn được gọi là Hắc chi hay Huyền chi, màu đen vị mặn, tính bình, không độc trị chứng bí tiểu, ích thận khí.
  • Nấm linh chi tím: Còn được gọi với tên Tử chi hay Mộc chi, màu tím vị ngọt, tính ôn, không độc, đặc trị đau nhức khớp xương, gân cốt.
  • Nấm linh chi đỏ: còn có tên gọi là Hồng Chi, Xích Chi hay Đơn Chi có màu đỏ. Nấm loại này có vị đắng, tính bình, không chứa độc tố. Trong tất cả 6 loại nấm linh chi thì nấm linh chi đỏ được đánh giá chứa hàm lượng dược chất cao nhất, mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe. Hiện nay loại nấm linh chi đỏ tốt nhất mà bạn nên lựa chọn là nấm lim xanh rừng Quảng Nam.

Nấm có hình bầu dục hoặc bán nguyệt, kích thước tương đối to, nấm màu nâu đỏ và nhẵn bóng. Mũ cứng, chất gỗ, có hình bầu dục hoặc bán nguyệt. viền mép nấm khá mỏng, có xạ tán tia, vẫn tròn đồng tâm. Nấm linh chi hồng có mặt dưới màu trắng hoặc nâu nhạt, có nhiều bào tử. Cuống to tầm 4cm, lệch, màu nâu đỏ và bóng.

Nấm linh chi đỏ được đánh giá chứa hàm lượng dược chất cao nhất trong 6 loại nấm linh chi
Nấm linh chi đỏ được đánh giá chứa hàm lượng dược chất cao nhất trong 6 loại nấm linh chi

Có nên uống nấm linh chi đỏ không?

Như đã nói ở trên, trong tất cả các loại nấm linh chi thì nấm linh chi đỏ chứa hàm lượng dược chất cao nhất. Do vậy nếu tìm mua nấm linh chi về bồi bổ sức khỏe hoặc hỗ trợ điều trị bệnh lý thì bạn nên lựa chọn nấm linh chi đỏ. Uống nấm linh đỏ nói riêng và nấm linh chi nói chung mang đến nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe:

  • Tác dụng nấm linh chi đỏ hỗ trợ chống ung thư: Chất Germanium trong nấm linh chi giúp ngăn chặn ung thư trong cơ thể , giúp loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư..
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp kháng lại các loại virus, vi khuẩn. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào Lympho nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể; làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.
  • Giúp chống dị ứng: nhờ các Acid Ganoderic, Nấm linh chi tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc độc trong cơ thể và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Nấm linh chi cũng có tác dụng giúp cơ thể thải nhanh các chất độc kể cả các kim loại nặng
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Linh Chi giúp làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống táo bón mãn tính.
  • Giảm căng thẳng, suy nhược: Làm giảm mệt mỏi căng thẳng, giúp an thần, làm giảm ảnh hưởng của Caffeine, thư giãn cơ bắp. Dùng Nấm linh chi để hỗ trợ trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress sẽ có hiệu quả tốt.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan: Nhóm Steroid trong Nấm linh chi có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan, ngừng tổng hợp Cholesterol, trung hòa virus, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
  • Tốt cho tim mạch: Nấm linh chi đỏ giúp chống nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và các biến chứng khác. Có tác dụng đặc biệt trong việc làm giảm Cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.
  • Phòng và hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Trong Linh Chi có thành phần Polysaccharide giúp khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình điều tiết Insulin, cải thiện nhiều chức năng cơ bản của Insulin, làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.
  • Làm đẹp da: Nấm linh chi đỏ giúp loại bỏ các sắc tố lạ trên da, làm đẹp da, làm cho da hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá.

Bạn sẽ ngạc nhiên trước những công dụng mà nấm lim xanh mang lại cho sức khỏe và chống lão hóa đấy. Tìm hiểu thêm trong bài Có nên dùng nấm lim xanh không.

Những người nên dùng, nên kiêng dùng nấm linh chi?

Các đối tượng nên dùng nấm linh đỏ bao gồm:

  • Người bị huyết áp cao
  • Người mắc bệnh tiểu đường
  • Người bị gan nhiễm mỡ, viêm gan (A, B, C), xơ gan…
  • Người bị ung thư
  • Người bị đau nhức xương khớp, gout
  • Người bị phì đại tuyến tiền liệt
  • Người yếu sinh lý
  • Người muốn giảm cân
  • Người thường xuyên mất ngủ, suy nhược cơ thể
  • Người da bị mụn, đen, thâm nám.
  • Người muốn bồi bổ sức khỏe, phòng chống bệnh tật…

Các đối tượng không nên dùng nấm linh chi đỏ?

  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú
  • Phụ nữ bị rong kinh
  • Người bị bệnh huyết áp thấp
  • Người bị suy thận
  • Người chuẩn bị hoặc vừa phẫu thuật xong
  • Trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi
  • Người bị dị ứng với 1 trong những thành phần dược chất có trong nấm linh chi.

Cách uống nấm linh chi hiệu quả?

Có rất nhiều cách uống nấm linh chi, bạn có thể áp dụng 1 trong những cách sau:

Uống nấm linh chi với mật ong

Chuẩn bị: 7g bột nấm linh chi, 2 thìa mật ong, nước sôi, cốc nước

Thực hiện: Cho bột nấm linh chi vào cốc, đổ khoảng 600 -700ml nước sôi vào, khuấy đều đến khi bột nấm tan, đợi gần nguội thì cho 2 thìa mật ong vào. Mật ong sẽ làm giảm đi vị đắng của nấm linh chi rừng, mặt khác nó cũng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Một ngày bạn có thể uống 2 cốc nấm linh chi mật ong.

Chú ý: Không nên uống cặn bột bởi nó sẽ tạo gánh nặng cho gan.

Uống nấm linh chi với atiso

Chuẩn bị: 15g nấm linh chi, 5g atiso, nước sôi, ấm nước.

Thực hiện: Làm sạch nấm linh chi, thái lát. Atiso cũng làm sạch. Cho cả nấm và atiso vào ấm nước, đổ 600 -700ml nước sôi vào, hãm trong 20 – 30 phút là có thể uống. Khi uống hết bạn nên cho thêm 1 lượt nước sôi vào hãm tiếp để sử dụng.

Uống nấm linh chi với cam thảo

Chuẩn bị: 10 – 30g nấm linh chi, 10g cam thảo, 2 lít nước lọc, nồi đất (hoặc ấm điện đất, sứ, sành cũng được).

Thực hiện: Làm sạch nấm linh chi và cam thảo, thái lát mỏng, cho vào nồi cùng với 2 lít nước. Đun tới khi nước trong nồi cạn chỉ còn 2/3 thì tắt bếp, chắt nước ra uống trong ngày. Bạn có thể cất bã vào tủ lạnh, ngày hôm sau cho 1.5 lít nước lọc, nấu cạn còn 1 lít nước rồi uống.

Tìm hiểu chi tiết hơn về cách nấu và cách sử dụng trong bài Cách nấu nấm linh chi với cam thảo.

Uống nấm linh chi ngâm rượu

Chuẩn bị: 300g nấm linh chi, 5 lít rượu trắng độ cồn từ 38 đến 42, bình rượu ngâm.

Thực hiện: Làm sạch nấm linh chi, tùy vào nhu cầu bạn có thể ngâm nấm linh chi nguyên cây hoặc thái lát. Nếu nguyên cây thì bạn giữ nguyên cây, chỉ cắt bỏ 1 chút phần gốc nấm dính gỗ. Còn nếu ngâm nấm thái lát thì bạn cần thái nhỏ nấm ra, cách này sẽ giúp dược chất trong nấm mau hòa tan trong rượu ngâm hơn. Sau khi rửa và sơ chế nấm xong, bạn đem nấm phơi thật khô, tuyệt đối không để nấm ướt hoặc ẩm cho vào ngâm luôn vì như vậy rượu sẽ bị nổi váng xấu xí, chất lượng của rượu cũng không được đảm bảo.

Sau khi nấm đã phơi khô, bạn xếp nấm vào trong bình rượu, đổ 5 lít rượu vào, đậy nắp thật chặt và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Khoảng 3 tháng thì rượu nấm linh chi có thể uống. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống 2 ly, mỗi ly từ 10 -15ml mà thôi, uống trong hoặc sau bữa ăn trưa hoặc tối. Tuyệt đối không lạm dụng và uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng sức khỏe, vì suy cho cùng đây vẫn là rượu, chứa cồn.

Uống nấm linh chi hàng ngày có tốt không?

Uống nấm linh chi hàng ngày đúng liều lượng sẽ mang đến tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Đối với người bình thường nên uống từ 7 – 15g nấm/ ngày sẽ giúp phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, làm đẹp da, tóc, tăng cường sinh lực. Còn đối với người bệnh tùy mức độ nặng nhẹ dùng 15 đến 30g nấm/ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe rất tốt. Do vậy nếu có điều kiện tài chính, bạn nên duy trì uống nấm linh chi hàng ngày để có cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên cần chắc chắn rằng mình mua đúng nấm linh chi thật nhé, khôn phải là nấm linh chi rởm kém chất lượng.

Uống nấm linh chi nên kiêng gì?

Khi uống nấm linh chi bạn cần kiêng một số điều sau:

  • Với riêng những đối tượng mắc bệnh ung thư, bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan thì không nên dùng nấm linh chi ngâm rượu, tốt nhất nên dùng nấm linh chi hãm trà, tán bột, sắc nước hoặc nấu canh, cháo.
  • Kiêng uống nước nấm linh chi đã để qua đêm, thay vào đó nên dùng nước nấm linh chi ngay trong ngày. Để lâu nước nấm bị thiu, xâm nhập nhiều vi khuẩn có hại sức khỏe.
  • Kiêng uống nước nấm cùng với uống thuốc tây: Việc uống đồng thời cùng lúc có thể xảy ra những tương tác không mong muốn. Bạn nên uống nước nấm linh chi trước hoặc sau uống thuốc tây ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
  • Kiêng uống nước nấm linh chi với đường và long nhãn sẽ làm giảm dược chất trong nấm.
  • Kiêng uống nước nấm linh chi bị nấm mốc. Bởi nấm đã bị mốc thường sinh ra độc tố, uống vào hại cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan.
  • Kiêng nấu nước nấm linh chi bằng nồi kim loại như sắt, đồng, nhôm, gang, kẽm… vì kim loại dễ phản ứng với dược chất, có thể làm giảm lượng dược chất hoặc biến đổi dược chất.
  • Kiêng uống nước nấm linh chi lúc đói với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, bởi như vậy khiến cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Kiêng tự ý kết hợp nấu nấm linh chi với các dược liệu khác khi chưa có sự cho phép của dược sĩ, bác sĩ.

Uống nấm linh chi có tác dụng phụ gì không?

Một số người khi uống nấm linh chi sẽ gặp phải 1 vài tác dụng phụ như: đau đầu, đau bụng, chảy máu cam, ngứa ngáy, phát ban, đi ngoài, buồn nôn… Đa phần các triệu chứng này gặp ở những người lần đầu uống nấm linh chi, cơ thể chưa quen với dược chất trong nấm nên sinh ra phản ứng phụ. Các triệu chứng thường sẽ biến mất trong 3 – 4 ngày.

Tuy nhiên cũng do một vài nguyên nhân khác có thể dẫn đến tác dụng phụ là: do uống liều lượng nấm linh chi quá nhiều, uống nước nấm linh chi bị thiu, không biết cách sơ chế nấm, do mua phải nấm linh chi rởm, kém chất lượng; do cơ địa bị dị ứng… Nhìn chung nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào đối với cơ thể sau khi uống nấm linh chi, bạn nên báo với bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.