Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

9 điểm chung của những bà mẹ có con thất bại

0

Cập nhật vào 09/01

Thực tế, để ảnh hưởng tới sự phát triển của một con người cần rất nhiều yếu tố xung quanh, từ điều kiện kinh tế xã hội đến môi trường sống và cả trình độ giáo dục của bố mẹ chúng nữa. Tuy nhiên, chính thái độ của bố mẹ đối với con cái mới là tác nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến tương lai sau này của đứa trẻ.
Những hành vi cư xử không đúng sau đây của các bậc phu huynh đã vô tình làm cho trẻ em luôn chán nản, lo âu…gây ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển, thành công của các em sau này.

1. Bố mẹ không động viên con mình sống tự lập

Hiện nay, điều kiện kinh tế đủ đầy nên nhiều gia đình giàu có nuông nhiều con hết mực, con thích gì sẽ chiều đó và luôn làm giúp con mọi việc, khiến trẻ trở nên thụ động, nhút nhát và lười biến, dần dần sẽ lệ thuộc vào người khác.

Kĩ năng sống độc lập rất quan trọng trong xã hội hiện đại. Chỉ khi có sự độc lập, chủ động thì con trẻ có thể đối mặt với bất kì khó khăn nào trong cuộc sống để tự mình vươn lên làm chủ cuộc đời.

Bố mẹ nên thường xuyên động viên, khuyến khích con những việc nhỏ nhất để con phát triển
Bố mẹ nên thường xuyên động viên, khuyến khích con những việc nhỏ nhất để con phát triển

Tình yêu thương của Bố mẹ là bao la như núi cao biển rộng, nhưng nên là người hỗ trợ con cái khi còn nhỏ chứ không thể sống để đi theo con suốt cả cuộc đời để chăm bẵm, lo lắng cho con được.

Cho nên, thay vì luôn làm mọi việc để con được sung sướng, các ông bố bà mẹ nên hướng dẫn những đều tốt cho con tự phát triển, rèn tính tự chủ và độc lập sớm giúp con trưởng thành hơn. Điều này sau khi rời vòng tay bố mẹ sẽ trẻ sẽ vững chí có thể tự lo cho bản thân hơn.

==> Nếu bố mẹ muốn tìm gia sư dạy giỏi tại Hà Nội cho bé, mẹ có thể tới trung tâm gia sư Việt thông qua đường link: https://www.facebook.com/giasuviet.hn

2. Kiểm soát con mình quá chặt

Kiểm soát nhất cử nhất động của con mình quá nhiều sẽ làm cho trẻ mất đi quyền riêng tư, làm trẻ mất tính chủ động, độc lập cá nhân.

Ngoài ra khi bố mẹ kiểm soát quá chặt sẽ làm những đứa trẻ khi lớn lên không cởi mở với những cái mới, hay tự ti, có nguy cơn dùng thuốc giảm đau, thuốc an thần khi tâm lý bị tổn thương.

Cho nên bố mẹ cần hiểu tâm lý con và tâm lý chung của độ tuổi của trẻ để có cách quản lý phù hợp, ở mức giới hạn cho phép. Luôn tạo một không gian riêng tư cho trẻ thỏa sức sáng tạo và phát triển bản thân theo điều chúng yêu thích.

3. Bố mẹ cho con tự do đi ngủ vào bất cứ giờ nào

Hành động tưởng như tôn trọng quyền tự do, cũng như rèn tính tự lập cho trẻ này của các bậc phụ huynh hóa ra lại không mang lại kết quả như ý muốn.

Nghiên cứu của các khoa học gia người Anh đã chứng minh được mối liên hệ giữa thời gian ngủ bất ổn định với những biểu hiện tiêu cực của trẻ, ví dụ như tăng động, hạnh kiểm kém ở trường và khó biểu hiện cảm xúc. Ngoài ra, chính việc không cho trẻ em đi ngủ đúng giờ sẽ gây tác động xấu đến sự phát triển não ở trẻ nhỏ.

4. Cho trẻ xem ti vi từ khi còn quá nhỏ

Các chương trình trên ti vi rất nhiều và thường ít kênh dành cho trẻ nhỏ. Khi các em xem quá nhiều chương trình không phù hợp với lứa tuổi của mình sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách lệch lạc của trẻ.

Năm 2007, một nghiên cứu về trẻ em lại công bố kết quả khiến các bậc phụ huynh phải giật mình: cho trẻ em xem ti vi quá nhiều trong 3 năm đầu đời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng từ ngữ, cũng như khiến trẻ có khả năng trở nên ngang ngược, hay bắt nạt bạn bè khi bắt đầu theo học mầm non.

Không nên cho trẻ xem ti vi quá nhiều
Không nên cho trẻ xem ti vi quá nhiều

Xem nhiều ti vi cũng là tác nhân gây ra chứng mất tập trung của trẻ, giảm khả năng tư duy Toán và khả năng đọc chính xác trong tương lai.

Cho nên, tốt nhất bố mẹ nên hạn chế các con xem ti vi, chỉ cho các em giải trí và rèn luyện trí não qua các chương trình dành cho thiếu nhi, hoặc phù hợp với độ tuổi của các em.

5. Bố mẹ độc đoán

Nhiều cặp bố mẹ có tính độc đoán, luôn nghĩ những suy nghĩ và việc làm của mình là đúng, là tốt cho con nên có xu hướng áp đặt quan điểm của mình lên con cái. Bắt con làm theo những điều mà bản thân bố mẹ mong muốn chứ thực sự trẻ không muốn. Điều này, sẽ làm con bạn sợ sệt, chán nản vì không được làm cái thích, ảnh hưởng đến sự phát huy tài năng của trẻ sau này.

Chẳng hạn: bố mẹ khuyên con học ngành bác sĩ vì theo cách nghĩ của bố mẹ nghề này có tương lai nhưng con mình lại có năng khiếu và đam mê với nghệ thuật…Nếu không hiểu con, bạn sẽ tự áp đặt tương lai của con đi vào ngõ cụt, khiến bé không phát huy tiềm năng của mình đúng hướng, tương lai sẽ mịt mù.

6. Cha mẹ sử dụng điện thoại thường xuyên trước mặt trẻ

Một nghiên cứu năm 2015 của ĐH Bang Pennsylvania cũng thừa nhận việc sử dụng điện thoại thông minh “đặt ra mối nguy hiểm thực sự đối với hạnh phúc và sự phát triển của trẻ”.

Khi sử dụng điện thoại nhiều, bạn sẽ không có thời gian dành cho con, điều này làm mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái xa cách. Khi bạn dùng điện thoại nhiều thì sau này trẻ cũng có xu hướng bắt chước xài điện thoại nhiều như bạn. Điều này ảnh hưởng đến cảm xúc, trẻ khó cởi mở, tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Ngăn cản sự phát triển cho trẻ sau này.

7. Cha mẹ lạnh lùng hoặc xa cách con cái

Nhiều bố mẹ ngày nay, lo làm kinh tế quá nhiều, dần bỏ mặt con cái cho người vú nuôi chăm sóc từ nhỏ. Điều này sẽ làm trẻ này càng xa cách bố mẹ, thiếu tình yêu thương sẽ làm bé bị khiếm khuyết về mặt cảm xúc, một điều tệ hại ngăn cản trẻ phát triển.

Bố mẹ hãy luôn quan tâm, nói những lời yêu thương đến con nhiều hơn
Bố mẹ hãy luôn quan tâm, nói những lời yêu thương đến con nhiều hơn

Xem thêm: Những trò chơi hấp dẫn giúp rèn luyện tư duy cho trẻ mầm non

Hãy dành nhiều thời gian bên con mình hơn. Nhiều nghiên cứu đều cho thấy rằng thái độ thiếu ấm áp của cha mẹ với con cái có thể gây ra cảm giác thiếu an toàn, những khó khăn về vấn đề tình cảm ở trẻ.

Theo một nghiên cứu năm 1986. Những đứa trẻ không được bố mẹ khen ngợi thường xuyên cũng thường lo âu hơn.

8. Bố mẹ la rầy con quá nhiều

La mắng con cái không phải là cách dạy con hay. Trong một nghiên cứu mới của các nhà khoa học về thiếu nhi: nếu bố mẹ có thói quen la mắng con khi con làm một việc gì đó không đúng thì đều này sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ rất nhiều. Khiến bé bị tổn thương, nghĩ bố mẹ không yêu thương mình và dần trở nên chai lì cảm xúc, nhiều trẻ bất cần đời và ngược lại không sợ bố mẹ mình.

Những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng hồi bé lớn lên thường có biểu hiện cư xử không đúng mực, thậm chí còn có triệu chứng trầm cảm.

Cư xử thông minh giúp con mình phát triển và nghe lời khoan ngoãn, chính là phụ huynh nên nhẹ nhàng nhắc nhở, chỉ cho bọn trẻ biết chúng làm sai như thế nào và nên sửa ở đâu.

9. Cha mẹ sử dụng đòn roi như một hình phạt

Đánh đòn không phải là cách tốt nhất để trừng phạt con cái.
Vào những năm 80, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về ảnh hưởng của đòn roi với trẻ nhỏ và kết quả cho thấy đòn roi có tương quan với những hành vi như: hiếu động thái quá, hung hăng và chống đối.

Không dùng bạo lực, la mắng con sẽ làm trẻ bị tổn thương
Không dùng bạo lực, la mắng con sẽ làm trẻ bị tổn thương

Trong một nghiên cứu vào năm 2000, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng những đứa trẻ thường bị bố mẹ ánh đập có xu hướng phá phách nhiều hơn. Muốn giáo dục con tốt, tuyệt đối không nên la măng, đánh đập trẻ mà hãy nhẹ nhàng, nói chuyện nghiêm túc với con, chia sẽ với con những vấn đề khó khăn mà trẻ đang gặp phải để hướng dẫn con cách giải quyết đúng.

Lê Thùy

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.