Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Hỏi đáp: Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

0

Cập nhật vào 13/06

Khớp thái dương hàm là khớp gì? Bệnh lý viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không? Các điều trị như thế nào an toàn, hiệu quả và không can thiệp xâm lấn? Thông tin bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề trên.

Khớp thái dương hàm là khớp gì?

Hỏi đáp: Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không? 1

Khớp thái dương hàm là khớp gì thì đây là khớp động duy nhất của phần sọ mặt, khớp gồm diện khớp của xương thái dương và xương hàm dưới cùng các thành phần khác như bao khớp, dây chằng khớp, đĩa khớp, mô sau đĩa. Vai trò của khớp thái dương là giúp cho hàm đóng, mở để thực hiện các hoạt động như ăn, nói, nuốt,…

Bệnh lý viêm khớp thái dương hàm (viết tắt là TMD) là bệnh lý rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh dẫn đến tình trạng đau có chu kỳ, co thắt cơ, mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ, chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Viêm khớp thái dương hàm là một bệnh lý khá phổ biến, có thể xảy ra ở tất cả mọi đối tượng. Tuy nhiên, nữ giới dậy thì và mãn kinh có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân gây bệnh khớp thái dương hàm bao gồm:

– Yếu tố khớp cắn

– Stress

– Chấn thương

– Nghiến răng và các thói quen cận chức năng như cắn bút, cắn móng tay…

– Các nguồn đau sâu liên quan đến thần kinh trung ương như đau ung thư, hạch…

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân khớp thái dương hàm?

Hỏi đáp: Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không? 2

Bệnh lý TMD biểu hiện lên những rối loạn về tư thế, rối loạn chức năng và rối loạn cấu trúc.

+ Về mặt tư thế

Dáng đứng bệnh nhân có thể không thẳng, bị vẹo cột sống, đầu nghiêng sang một bên ở cả trong tư thế nghỉ ngơi thư giãn nhất. Khi cười nhìn thấy gương mặt căng thẳng và nụ cười không cân đối khóe mép bên cao bên thấp.

Dấu hiệu rối loạn tư thể nguyên nhân là do sự thay đổi tư thế hàm dưới dẫn đến thay đổi tư thế đầu, tư thế đầu sẽ làm thay đổi toàn bộ kết cấu cột sống.

Với những người có khớp cắn ngược thì đầu hơi hếch lên trên, những người có vấn đề đường thở hẹp hàm đầu lại hơi hướng ra trước. Đây là những biểu hiện điển hình của rối loạn tư thế trong bệnh lý Thái Dương Hàm.

Các biểu hiện tiếp theo có thể ghi nhận tại răng, hệ thống cơ và tại khớp:

+ Các biểu hiện hay gặp ở răng bao gồm: Mòn cổ răng, răng cửa bị xoay – dịch chuyển theo thời gian, mòn mặt nhai, ê buốt cả hàm, đặc biệt tình trạng nứt vỡ răng.

Trường hợp mòn phẳng răng cửa, các răng hàm mòn múi tiến triển nếu chỉ muốn phục hồi răng cửa sẽ cực kỳ khó khăn. Khi đó giải pháp tốt nhất là phục hồi toàn bộ mới đảm bảo chức năng – thẩm mỹ lâu dài.

+ Biểu hiện vùng cơ: Đau cơ góc hàm, đau cơ vùng thái dương hay đau vai gáy, co khít hàm…

+ Biểu hiện ở khớp

Dễ nhận thấy nhất là há miệng có tiếng kêu hoặc tiếng sột soạt. Bệnh nhân cũng có thể đau vùng mang tai, ù tai, há miệng hạn chế, thậm chí không thể há miệng.

Vậy viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Theo thông tin bác sĩ Lê Sơn Tùng – chuyên gia điều trị viêm khớp thái dương hàm số 1 tại Việt Nam giải đáp về câu hỏi viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không thì hiện nay cung cấp thì căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nó sẽ gây nên tình trạng rối loạn khớp cắn, ăn uống, há miệng nói, nhai nuốt gặp nhiều khó khăn.

Các biến chứng nặng khi bệnh lý này không được điều trị kịp thời bao gồm cơ nhai bị phình đại, mặt mất cân đối, đau đầu, tai bị đau và ù, đau răng và thính lực bị ảnh hưởng.

Biến chứng nguy hiểm nhất là giãn khớp, từ đó là tăng nguy cơ trật và dính khớp, thủng đĩa khớp gây phá hủy đầu xương, khu vực khớp cứng khiến người bệnh không há miệng được.

Điều trị khớp thái dương hàm theo hướng bảo tồn chuyên sâu

Hỏi đáp: Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không? 3

Các biện pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm được ghi nhận hiện nay gồm thay đổi khớp cắn, sử dụng máng nhai, liệu pháp hành vi, vật lý trị liệu, siêu âm khớp, áp hồng ngoại hoặc phẫu thuật khớp.

Hiểu đơn giản hơn phác đồ điều trị khớp thái dương hàm gồm 2 dạng là điều trị bảo tồn và điều trị xâm lấn. Tại nha khoa Thùy Anh, đơn vị số 1 về điều trị khớp thái dương hàm tại Việt Nam thì triết lý điều trị theo hướng bảo tồn vẫn đang được áp dụng. Điều này giúp bảo tồn cấu trúc, đồng thời đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí điều trị. Việc can thiệp xâm lấn cũng chỉ giới hạn ở việc thay đổi khớp cắn.

Liệu trình điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nha khoa Thùy Anh như sau:

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định các vùng tổn thương chuẩn xác. Tùy vào tình trạng bệnh mà hướng dẫn bài tập vận động hàm. Đó giống như những bài tập thể dục cơ chức năng giúp cơ vận động đều đặn hơn, điều hòa hơn.

Các cản trở cắn cũng được điều chỉnh, tuy nhiên sẽ không điều chỉnh xâm lấn mà chỉ tạo các tiếp xúc đều tại tương quan tâm khi có điểm chạm đều cả 2 vùng bên trái và bên phải mỗi vùng chạm ít nhất 2 cặp răng trên dưới là được. Cản trở bên làm việc, bên thăng bằng cũng bị loại bỏ. Mài chỉnh khớp cắn tiến hành trong 3 lần hẹn, mỗi lần hẹn cách nhau 2 tuần.

Sau khi hoàn tất điều chỉnh khớp cắn bác sỹ có thể chỉ định bệnh nhân mang máng nhai ban đêm, nếu có đau cấp tính thì sẽ đeo cả ngày rồi rút dần thời gian lại.

Các biện pháp thay đổi khớp cắn cũng có thể cần thực hiện như tái tạo hướng dẫn răng nanh, làm phục hình răng sứ, chỉnh nha giúp đều đặn lại cung hàm cũng như vận động khớp trơn tru hơn.

Trường hợp bệnh nhân cắn sâu liên hệ mật thiết với TMD, vì vậy sau khi triệu chứng ổn định tương đối, một liệu pháp niềng răng giải cắn sâu, giải nén lồi cầu sẽ rất hiệu quả.

Một số can thiệp chỉnh nha khác như trường hợp cắn hở do tiêu lồi cầu. Nha sĩ sẽ theo dõi khi tình trạng tiêu ngừng tiến triển sẽ xoay mặt phẳng cắn khớp loại bỏ cắn hở đồng thời giảm lực nén tạo điều kiện cho một sự tái cấu trúc lồi cầu tốt hơn.

Những ảnh hưởng của bệnh lý viêm khớp thái dương hàm rất nặng nề, nếu mắc phải những triệu chứng của căn bệnh này, bạn cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Để biết bệnh viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không với tình trạng của mình, bạn có thể liên hệ với nha khoa Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Nha khoa Thùy Anh: 0869.800.318 – 0965.800.318

– Số 181 Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội

– Số 10 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.