Cập nhật vào 20/12
Xương rồng có rất nhiều gai, dễ bị thương nếu chúng ta sơ ý chạm vào. Có nên trồng cây xương rồng trong nhà không? Đọc bài viết để tìm hiểu câu trả lời.
1.Đặc tính của cây xương rồng

Cây xương rồng là loại cây mọc hoang dại trên sỏi đá, đất cát khô cằn, những nơi như hoang mạc khô nóng. Đó là lý do khiến cành lá cây tiêu biến, trở thành gai nhọn, chỉ còn lại thân mọng nước. Người ta ước tính có từ 1500 đến 1800 loài xương rồng khác nhau trên thế giới với nhiều đặc điểm hình thái và màu sắc khác nhau.
Xương rồng ít khi ra hoa, hoa cũng rất ít, đa số chỉ có một bông, nhưng màu sắc sặc sỡ rất đẹp. Mỗi loại xương rồng khác nhau sẽ có hình thái hoa và sắc hoa khác nhau, từ hồng, đỏ, vàng, trắng, tím, xanh,… Cây xương rồng trồng kiểng phải được chăm sóc trong điều kiện đủ nắng, đủ thoáng thì cây mới nở hoa.
2. Ý nghĩa cây xương rồng
Tác dụng của cây xương rồng
Trong Đông y, xương rồng là loại cây có tính hàn, vị đắng và có chất độc nếu không biết cách sử dụng. Thân cây có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng; lá có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc hành ứ; nhựa cây có tác dụng tả hạ trục thuỷ, chống ngứa; nhị hoa có được thanh nhiệt tiêu thũng. Xương rồng 3 cạnh (xương rồng ông) và xương rồng bẹ là hai loại xương rồng phổ biến nhất, thường được sử dụng để làm thức ăn và chữa bệnh rất hiệu quả.
Chiết xuất dung dịch từ thân cây xương rồng có thành phần kháng sinh. Nó cũng được dùng để chữa bệnh thấp khớp, phù, xóa mụn cóc, các chứng bệnh ngoài da. Thân cây sắc lấy nước có thể chữa bệnh gút. Dân gian thường dùng nhựa cây làm thuốc chữa đau bụng.
Tại Ấn Độ, người ta dùng xương rồng tươi nghiền nát, đắp vào chỗ sưng nhọt và chữa một số bệnh ngoài da, phù thũng. Quả dùng làm thuốc trị bệnh ho gà.
Trong y học dân gian Mexico, xương rồng dùng để điều trị bệnh lậu, tiểu đường, hen suyễn, huyết áp, các vấn đề về tiêu hóa và bệnh tăng nhãn áp.
Ở vùng nam châu Âu, Bắc Phi, Ấn Độ, Úc, Nam Mỹ, Mexico, quả xương rồng được xem như một loại quả ngon ngọt, giải khát, có mùi vị giống như dưa hấu.
Ý nghĩa phong thủy của cây xương rồng
Trong phong thủy, cây xương rồng phát triển hướng lên trên giống biểu tượng xương con rồng, điều này chỉ đến tác dụng phong thủy của cây xương rồng đó chính là sức mạnh hóa hung thành may. Hoa xương rồng cũng mang lại ý nghĩa may mắn, giúp chúng ta làm ăn phát đạt, thuận lợi.
Ngoài ra, cây xương rồng có ý nghĩa về một tình yêu mãnh liệt. Đây là loài cây có sức sống phi thường. Dù sống trong điều kiện khắc nghiệt nhưng cây vẫn phát triển tốt, trổ hoa tuyệt đẹp. Hoa xương rồng có ý nghĩa vô cùng lớn cho một thành quả sau những nỗ lực và sự kiên trì không ngừng nghỉ vượt qua khó khăn, thách thức của thiên nhiên. Chính vì thế, xương rồng tượng trưng cho một tình yêu mạnh mẽ, tràn đầy niềm tin, hy vọng và sự yêu thương để vượt bao khó khăn thử thách rồi đơm hoa kết trái.
Tuy nhiên, cũng theo phong thủy về cây xương rồng, loài cây này bị bao bọc bởi quá nhiều gai nhọn lại mang lại sát khí, những chiếc gai nhọn chĩa vào người sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ. Nếu không nắm rõ được ý nghĩa của việc trồng cây xương rồng cũng như các lưu ý khi cây xương rồng trồng trong nhà, bạn sẽ gặp phải không ít rắc rối.
3. Có nên trồng cây xương rồng trong nhà không?
Cây xương rồng nếu được đặt đúng vị trí thì vẫn đem lại những may mắn và ý nghĩa, do đó, bạn vẫn nên trồng cây xương rồng trong nhà để tạo thêm nhiều động lực, nhiều ý nghĩa hơn trong cuộc sống. Đây cũng là loài cây sống được rất tốt dù không được tưới nước trong một thời gian dài, không tốn thời gian chăm sóc nên bạn có thể yên tâm nhé! Tuy nhiên, để trồng loài cây này thì bạn cần nghiên cứu kỹ về vị trí đặt để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm: Có nên trồng hoa phù dung trước nhà không.
4. Cây xương rồng hợp với người tuổi gì?
Cây xương rồng được coi là mang cốt cách của loài vật linh thiêng: con rồng. Chính vì thế, cây xương rồng nếu được chọn làm cây đặt trên bàn làm việc thì chỉ đặc biệt phù hợp với người tuổi Thìn.
Người tuổi Thìn sinh vào các năm: Mậu Thìn – 1988, Canh Thìn – 1940, Nhâm Thìn – 1952, Giáp Thìn – 1964, Bính Thìn – 1976. Người tuổi Thìn cầm tinh con rồng đa số là những người có đường tài vận tốt nhất trong cả 12 con giáp. Đường gia đạo yên vui, đường công danh sự nghiệp thịnh vượng. Chính vì thế mà người tuổi này thường hay bị ganh ghét, quấy phá, ảnh hưởng đến phong thủy tài vận, sức khỏe.
Cây xương rồng sẽ mang ý nghĩa trấn áp tà ma, quỷ giữ, ngăn chặn những điều xui xẻo không may mắn nên phù hợp với người tuổi Thìn.
5. Nên đặt cây xương rồng ở vị trí nào trong nhà?
Vị trí đặt cây xương rồng
Cây xương rồng nên để ở đâu trong nhà hợp lý nhất? Câu trả lời cho bạn là nên trồng cây xương rồng trước nhà, ngoài sân sau hoặc ngoài cửa, cổng nhà, ban công. Ở những vị trí này, cây xương rồng có vai trò như một người lính gác, bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những luồng năng lượng xấu.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên trồng cây xương rồng trước nhà bởi gai nhọn của nó lại cản trở sự lưu thông năng lượng vào nhà khiến vận khí gia chủ suy giảm. Trước đây, cây xương rồng còn hay được trồng trước nghĩa địa nên nếu trồng chúng trước cửa nhà dễ khiến ma quỷ tụ họp tới nhà bạn.
Ngoài ra, cây xương rồng theo phong thủy rất phù hợp với mệnh Kim, mà màu tương sinh của mệnh Kim là vàng và nâu đất. Nếu gia chủ mệnh Kim thì bạn nên sử dụng cây xương rồng làm cây cảnh trang trí ở các vị trí thích hợp nêu trên. Đồng thời, bạn cũng nên thiết kế nội thất với hai tông màu chủ đạo này. Nội thất căn nhà có thể sử dụng các chất liệu từ gỗ sẽ rất hợp màu và đem lại nhiều may mắn cho gia chủ.
Bạn có thể tìm hiểu bảng báo giá nội thất gỗ công nghiệp ở trang web của Fuhome nhé! Đây là một đơn vị thiết kế nội thất rất uy tín trên thị trường.
Lưu ý khi đặt cây xương rồng trong nhà
Những chiếc gai của xương rồng trong phong thủy được coi là những mũi tên sẽ bắn trực diện vào căn phòng nên khi đặt loại cây này trong nhà, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không nên đặt xương rồng ở phòng khách vì đây là căn phòng tiếp đón tài lộc của gia đình đầu tiên, những chiếc gai của xương rồng sẽ tạo nên nguồn năng lượng xấu, đem lại sự xui xẻo cho gia chủ.
- Không nên đặt cây xương rồng tại văn phòng (trừ người tuổi Thìn) vì cây xương rồng sẽ khiến cho bạn mất đi sự sáng suốt, minh mẫn và gặp khó khăn trong công việc.
- Không nên đặt cây xương rồng trong phòng tân hôn vì nó sẽ có ý nghĩa đối đầu, ăn miếng trả miếng. Vợ chồng sẽ không bao dung và nhường nhịn, chia sẻ cho nhau.
Trên thị trường, xương rồng được bán với giá rất rẻ, chỉ từ 50.000đ cho loại cây nhỏ nhất. Vì vậy mà bạn hãy tìm hiểu và rinh ngay một chậu cây về trang trí cho ngôi nhà của mình nhé!