Táo bón là bệnh thường gặp trong cuộc sống nhưng nếu không được khắc phục một cách kịp thời thì những hậu quả mà nó mang lại sẽ rất khôn lường. Hơn nữa đây là bệnh lý thường không tự hết và hay kèm theo các biểu hiện bất thường khác nên mắc bệnh, đặc biệt là người già cần áp dụng chế độ ăn uống và dùng thuốc phù hợp phù hợp để khắc phục ngay bệnh tình.
Táo bón là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả người trưởng thành cho đến trẻ sơ sinh đều khó tránh phải. Mà nguyên nhân chủ yếu gây nên triệu chứng này đó chính là thói quen ăn uống chưa đúng cách và hợp lí. Việc ăn uống ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và đường tiêu hóa, chính vì thế đây là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại bài viết: Nguyên nhân – những biến chứng của bệnh táo bón ở người cao tuổi
1. Nên làm gì?
Điều đầu tiên nên làm là phải uống nhiều nước để có tác dụng làm mềm phân và giảm ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa với khối phân khi phân di chuyển theo chiều nhu động và trọng lực. Nếu nhưng bệnh nhân có rối loạn tiểu tiện (viêm bàng quang, u tuyến tiền liệt,…) nên uống nước nhiều vào ban ngày, hạn chế vào ban đêm để tránh tiểu đêm gây mất ngủ.
Nên ăn nhiều chất xơ, tinh bột: Chất xơ, tinh bột chứa trong các loại khoai, củ, quả,… khi được đưa vào ống tiêu hóa có tác dụng làm khuân phân mềm, di chuyển dễ nếu có lượng nước thích hợp, chất nhờn của tinh dầu (vừng, lạc, dừa,…) của các loại lá có độ nhớt cao ( nước rau mùng tơi, lá rau lang,…) và chất xơ tinh bột cũng có tác dụng hấp thu nước để tự làm mềm khối phân khi di chuyển…

Cần phải có thói quen đi đại tiện đúng giờ: Đi đại tiện vào giờ mà chúng ta cảm thấy thích hợp, phù hợp với cuộc sống, lao động thường ngày có tác dụng tập luyện phản xạ đi ngoài, tránh hiện tượng phân bị mất nước, ứ động phân trong lòng đại tràng quá lâu gây táo bón.
Tích cực tập thở, tăng cường khả năng trao đổi khí ở hệ hô hấp: Bài tập hô hấp thuần thục sẽ giúp cơ thể dự trữ được nhiều oxi, nhịn thở lâu khi ” rặn” và tăng giữ áp lực ổ bụng khi đi đại tiển làm cho khả năng đẩy phân ra khỏi lòng trực tràng được tăng cao.
Tích cực thể dục thể thao: Thể thao có tác dụng tăng cường nâng cao sức khỏe, tăng trao đổi chất, bài thải các chất độc trong cơ thể qua mồ hôi và hơi thở, nước tiêu. Tăng hoạt động thể thao hợp lý với sức của từng cơ thể có tác dụng tăng nhu động ruột, kích thích sự hấp thu và tiêu hóa trong hệ thống tiêu hóa.
2. Không nên làm gì?
Hạn chế chất xơ dây khó tiêu, đồ ăn mặn: Đồ ăn mặn, cung cấp nhiều muối vào cơ thể, khiến cơ thể tăng hấp thu nước ở ống tiêu hóa đặc biệt là đại tràng sẽ làm cho khối phân bị ” vắt” kiệt nước, khối phân rắn, di chuyển rất khó khăn do mất đi hiện tượng bôi trơn bề mặt giữa phân và niêm mạc ruột.

Hạn chế ngồi, nằm lâu, lười vận động: Lười vận động, nằm lâu, ngồi nhiều gây ra hiện tượng bí trệ trong hệ tiêu hóa do giảm nhu động ống tiêu hóa, hạn chế tống xuất phân ra ngoài. Mặt khác, “sự giảm vận động, di chuyển cơ thể” này sẽ gây có cơ thể mệt mỏi, giảm sự tích cực của hoạt động chức năng ống tiêu hóa gây ra nhiều tác dụng không tốt cho cơ thể.
Xem thêm: Người cao tuổi bị cao huyết áp nên ăn gì, không nên ăn gì?
Thật ra táo bón không phải một căn bệnh nguy hiểm, vì thế mọi người cũng không nên quá lo lắng, nhưng cũng không phải vì thế mà chủ quan. Với bài viết này hi vọng giúp mọi người có thêm nguồn kiến thức hữu ích mới trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như lời khuyên nhắc nhở dành cho mọi người.